MIM-3 Nike Ajax
MIM-3 Nike Ajax

MIM-3 Nike Ajax

Tên lửa phòng không của Lục quân Mỹ Nike Ajax là loại tên lửa phòng không có điều khiển đầu tiên đi vào hoạt động,[1] vào năm 1954. Nike Ajax được thiết kế để đánh chặn các máy bay ném bom bay ở tốc độ dưới âm trên độ cao hơn 50.000 foot (15 km). Nike ban đầu được triển khai để tạo khả năng phòng thủ của Mỹ trước các đợt tấn công của máy bay ném bom Liên Xô,[2] và về sau được triển khai cả ở các căn cứ của Mỹ tại nước ngoài, cũng như được bán cho các nước đồng minh. Một vài bệ phóng tên lửa vẫn còn được sử dụng cho đến tận những năm 1970.Các phát triển trong công nghệ trong những năm 1950 đã nhanh chóng làm cho tên lửa MIM-3 trở nên lỗi thời. Nó không còn khả năng để phòng thủ trước các đợt tấn công của một đội hình máy bay ném bom lớn, đồng thời tên lửa Ajax chỉ có một tầm bắn ngắn. Những lo ngại này khiến cho quân đội Mỹ ký hợp đồng phát triển tên lửa MIM-14 Nike Hercules hiện đại hơn với Bell, dù Nike vẫn còn đang trong trang bị, vào năm 1959. Trong quá trình phát triển tên lửa Nike Hercules, các mối lo ngại chính được chuyển dần sang các tên lửa ICBMs, và Hệ thống phòng thủ tên lửa Nike Zeus ra đời nhằm mục đích này. Tất cả các tên lửa phòng không Nike đều được phát triển bởi Phòng thí nghiệm Bell, cùng với những nghiên cứu phát triển ban đầu về hệ thống dẫn đường bằng radar trong Chiến tranh thế giới thứ hai.Ban đầu tên lửa phòng không mới được đặt tên đơn giản là Nike, sau đó được đặt thêm cái tên Ajax vào năm 1956 do sự ra đời của Nike Hercules. Tên định danh lúc đầu là SAM-A-7 (Surface-to-air, Army, thiết kế số 7),[3] nhưng sau này được định danh MIM-3 (Tên lửa đánh chặn di động, thiết kế số 3-Mobile Interceptor Missile, design 3) vào năm 1962.[4][N 1]Một phần trong quá trình phát triển tên lửa Nike Ajax là phát triển một động cơ tên lửa nhiên liệu rắn hoàn toàn mới, để làm lực đẩy cho tầng khởi tốc của tên lửa. Nó ban đầu được thiết kế để sử dụng trên tên lửa của Hải quân. Tên lửa Ajax vẫn còn được sử dụng nó cho các mục đích ngoài quân sự, sau khi nó bị loại biên vào những năm 1960.

MIM-3 Nike Ajax

Tầm hoạt động 30 mi (48 km)
Hệ thống chỉ đạo Dẫn đường theo lệnh
Cơ cấu nổmechanism Điều khiển bằng radio
Giá thành
  • 19.300 đô la Mỹ (195.760 đô la Mỹ vào năm 2022) (flyaway, 1958)
  • 61.000 đô la Mỹ (618.724 đô la Mỹ vào năm 2022) tổng cộng
Tốc độ Mach 2,25 (1.710 mph; 2.760 km/h) (@ 50k ft)
Chiều dài
  • 32 ft 8 in (9,96 m) tổng thể
  • 20 ft 11 in (6,38 m) khi có động cơ đẩy
  • 13 ft 2 in (4,01 m) khi có động cơ đẩy
Giai đoạn sản xuất 1952
Nền phóng Bệ phóng cố định
Loại Tên lửa phòng không
Phục vụ 1954–1970
Sử dụng bởi Lục quân Hoa Kỳ, Đồng minh
Khối lượng
  • 2.460 lb (1,12 t) tổng cộng
  • 1.000 lb (0,454 t) khi có giá nâng
  • 1.460 lb (0,7 t) khi có động cơ đẩy
Chất nổ đẩy đạn JP-4/UDMHAxit nitric bốc khói đỏ
Nơi chế tạo Hoa Kỳ
Sải cánh
  • 50 in (1,3 m) khi có giá nâng
  • 76 in (1,9 m) khi có động cơ đẩy
Nhà sản xuất
Động cơ
  • Động cơ hành trình nhiên liệu rắn
  • Động cơ khởi hành nhiên liệu lỏng

  • 55.000 lbf (240 kN) khi có động cơ đẩy
  • 2.600 lbf (12 kN) khi có giá nâng
Đường kính
  • 14,6 in (0,37 m) khi có động cơ đẩy
  • 16,2 in (0,41 m) khi có giá nâng
Trần bay 70.000 ft (21.000 m)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: MIM-3 Nike Ajax https://news.google.com/newspapers?id=IGwjAAAAIBAJ... http://www.designation-systems.net/dusrm/m-3.html https://books.google.com/books?id=SMMMAwAACAAJ http://www.boeing.com/boeing/history/boeing/gapa.p... http://www.ftmeade.army.mil/museum/Museum_AAA_Miss... https://web.archive.org/web/20130222074329/http://... http://www.fas.org/nuke/guide/usa/airdef/chap3.htm... https://web.archive.org/web/20151013092708/http://... http://alpha.fdu.edu/~bender/NY53.html http://www.waymarking.com/waymarks/WMB1F2_Nike_Aja...